star star star star star

13 Cách tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả

chiến lược content marketing content marketing digital marketing marketing Marketing Plan social marketing
avt
TOS Content Editor
20 tháng 3, 2025  

Trong giai đoạn kinh doanh đầy tính cạnh tranh, việc tăng độ nhận diện thương hiệu là điều quan trọng để phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh. Quá trình xây dựng, tăng mức độ nhận diện thương hiệu giúp định vị hình ảnh và danh tiếng của tổ chức trong tâm trí khách hàng và tạo nên các giá trị bền vững, tồn tại lâu dài. Trong bài viết này, cùng TOS tìm hiểu những cách hiệu quả giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu. 

Xem thêm:

Nhận diện thương hiệu là gì?

Nhận diện thương hiệu là mức độ của một thương hiệu mà những khách hàng tiềm năng có thể nhận ra và liên kết chính xác thương hiệu này với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Độ nhận diện của thương hiệu càng cao thì càng nhiều khách hàng quen thuộc với tên gọi, logo, slogan, thông điệp, màu sắc đặc trưng cũng như sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. 

Tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand awareness) là quá trình tạo dựng và gia tăng sự quen thuộc của khách hàng với thương hiệu, khiến nó trở nên một bước quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng.

khái niệm nhận diện thương hiệu là gì
Nhận diện thương hiệu là gì (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

Các yếu tố chính trong bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là quá trình hoàn thiện và phát triển các yếu tố nhận diện thương hiệu. Những yếu tố này không chỉ bao gồm những thành phần như chữ cái, hình ảnh mà còn chứa đựng giá trị cốt lõi của thương hiệu. Điều này vừa giúp tạo sự gắn kết và để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

Logo và biểu tượng

Là một trong những thành phần quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu. Một logo vừa độc đáo vừa dễ nhớ có khả năng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng, thâm chí chỉ là một cái nhìn lướt qua. Hình ảnh quả táo có vết cắn của Apple hoặc logo của Nike với dấu tích “Swoosh” là những minh chứng thực tế về khả năng của logo trong việc khơi gợi hình ảnh thương hiệu và tạo sự liên kết mạnh mẽ với khách hàng. 

Xem thêm: SEO Copywriting là gì? Cách viết và Bí quyết SEO Copywriting website

Slogan và thông điệp

Xây dựng và chăm chút cho slogan và thông điệp của thương hiệu là cách đơn giản để tăng độ nhận dạng thương hiệu. Đây là phương thức giúp truyền tải mục tiêu và giá trị của thương hiệu đến với khách hàng, giúp họ hình dung và nhận ra sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh khác. Slogan đơn giản, ấn tượng và ý nghĩa sẽ tạo thiện cảm và kết nối với khách hàng. “Nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s là minh chứng tiêu biểu về cách một slogan đánh mạnh vào tinh thần dân tộc khiến khách hàng Việt ghi nhớ và yêu thích. 

Slogan của thương hiệu thời trang Biti’s
Slogan đánh vào tinh thần dân tộc của thương hiệu Biti’s (Nguồn: TOS)

Màu sắc và font chữ

Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo ra dấu ấn độc đáo vì chúng có khả năng tác động đến tâm lý khách hàng. Chọn màu sắc phù hợp sẽ giúp thương hiệu tăng khả năng nhận diện lên đến 85% vì nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc của khách hàng và tạo dựng liên kết với thương hiệu.

Ví dụ, màu xanh dương mang đến cảm giác ổn định, vững chắc và trách nhiệm cho khách hàng nên được nhiều thương hiệu, tập đoàn lớn sử dụng như Facebook, Panasonic hoặc Samsung. Bên cạnh đó, font chữ cũng thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau của thương hiệu như tính chuyên nghiệp, cá tính thương hiệu hoặc mang đến cảm giác thân thiện. 

Màu sắc và font chữ là yếu tố quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu
Lựa chọn màu sắc và font chữ phù hợp giúp tăng độ nhận diện thương hiệu (Nguồn: TOS)

Kết nối cảm xúc

Việc tạo ra và kết nối với cảm xúc của khách hàng là yếu tố quan trọng để xây dựng sự gắn kết và tăng độ nhận diện thương hiệu. Thông qua các mẫu quảng cáo, câu chuyện thương hiệu hoặc trải nghiệm tương tác, thương hiệu có thể tạo ra cảm xúc tích cực hoặc kích thích cảm xúc của khách hàng. 

Sự kết hợp của tất cả những yếu tố trên giúp tạo nên một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, tạo nên sự ấn tượng và tương tác đặc biệt với khách hàng, từ đó làm cho họ nhanh chóng nhận diện được thương hiệu. 

Xem thêm:

10+ cách tăng độ nhận diện thương hiệu trong kinh doanh

Theo một kết quả báo cáo của Savanta – công ty nghiên cứu thị trường, có đến 89% các marketer khẳng định rằng xây dựng và tăng độ nhận diện thương hiệu là mục tiêu hàng đầu của họ. Do đó để tăng mức độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các cách sau:

10+ cách tăng độ nhận diện thương hiệu
Checklist cách tăng độ nhận diện thương hiệu (Nguồn: TOS)

1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Để thương hiệu có độ nhận diện cao, doanh nghiệp cần xác định giá trị cốt lõi của mình và xây dựng danh tiếng đáng tin cậy. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thấu hiểu về nhu cầu, mong muốn của khách hàng và tạo dựng hình ảnh chất lượng trong tâm trí của họ. Quy mô thị trường càng lớn thì việc nghiên cứu về khách hàng càng phức tạp, đòi hỏi nhiều phương pháp khác nhau như phân tích swot, nghiên cứu các yếu tố nhân khẩu học, xác định thị trường mục tiêu (Target market), thị trường ngách và phễu marketing (Marketing funnel),… Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra kế hoạch marketing (Marketing plan) phù hợp.

2. Xây dựng và tối ưu website chuẩn SEO

Nội dung (content) của bạn có được khách hàng nhìn thấy và Google đề xuất hay không sẽ phụ thuộc vào việc xây dựng website, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) với những từ khóa quan trọng, liên quan đến mục đích tìm kiếm của khách hàng. Để cải thiện các yếu tố SEO, doanh nghiệp có thể: 

  • Nghiên cứu từ khóa liên quan đến lĩnh vực kinh doanh: Tập trung vào các từ khóa mà khách hàng mục tiêu tìm kiếm và đối thủ đang sử dụng. Ở giai đoạn đầu của hành trình khách hàng (customer journey), ưu tiên các từ khóa cung cấp thông tin để tăng nhận thức thương hiệu.
  • Xây dựng và phát triển nội dung chuẩn SEO: Tạo nội dung xoay quanh các từ khóa tiềm năng để cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Ví dụ, nếu kinh doanh camera an ninh, bạn có thể viết bài “Top 5 camera an ninh trong nhà tốt nhất” nhằm thu hút khách hàng và tối ưu nhận diện thương hiệu.

Xem thêm: Website chuẩn SEO là gì? Có bao nhiêu tiêu chí? Dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO từ A-Z

3. Đầu tư vào quảng cáo trả phí (PPC)

Chạy quảng cáo hay chạy ads trên các nền tảng như Facebook, TikTok là cách phổ biến để nâng cao độ nhận diện thương hiệu, nhưng cần chuẩn bị kỹ để tối ưu chi phí. Doanh nghiệp nên xác định đối tượng mục tiêu, phạm vi tiếp cận, ngân sách và chọn hình thức quảng cáo phù hợp (quảng cáo hiển thị, video, tìm kiếm…). Bên cạnh đó, việc phân tích hiệu quả chiến dịch thường xuyên sẽ giúp điều chỉnh chiến lược marketing để đạt kết quả tốt nhất.

4. Tiếp cận đa kênh để tăng nhận diện thương hiệu

Khách hàng ngày nay sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần triển khai chiến lược tiếp cận đa kênh, bao gồm quảng cáo online, email, mạng xã hội, cộng đồng và sự kiện thực tế. Việc xuất hiện đồng nhất trên nhiều kênh giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy, ghi nhớ thương hiệu và xem doanh nghiệp như nguồn thông tin đáng tin cậy, từ đó tạo ra nhận thức thương hiệu vững chắc.

Xem thêm: Khung giờ vàng đăng bài Facebook kéo tương tác tốt nhất 2025

5. Tạo trải nghiệm độc đáo, tăng tính tương tác

Tạo ra trải nghiệm khách hàng (customer experience) ấn tượng và tính tương tác cao là một trong những cách hiệu quả để tăng độ nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp nên tạo ra các hoạt động tương tác thú vị, kích thích cảm xúc khách hàng. Ví dụ, Apple là thương hiệu thành công trong việc mang đến trải nghiệm độc đáo khi cho phép khách hàng quay phim, mang thú cưng vào cửa hàng, tạo sự thoải mái và gắn kết hơn với thương hiệu.

6. Phát triển cộng đồng trung thành trên mạng xã hội

Để tăng độ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả, việc xây dựng một cộng đồng trung thành và tận dụng sức mạnh của các trang mạng xã hội là vô cùng quan trọng. Hãy xác định đối tượng mục tiêu, tạo nội dung hấp dẫn và mang lại giá trị thực sự thay vì chỉ quảng bá sản phẩm. Chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng, tương tác tích cực để xây dựng cộng đồng trung thành và gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

7. Tận dụng podcast

Podcast đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong lĩnh vực truyền thông, mang đến cơ hội tuyệt vời để tăng độ nhận diện thương hiệu. Hãy chọn chủ đề phù hợp, đầu tư vào chất lượng âm thanh, nội dung và quảng bá trên nhiều nền tảng. Đừng quên tối ưu SEO bằng cách sử dụng từ khóa trong tiêu đề, mô tả và nội dung để tăng khả năng tiếp cận.

Xem thêm: Hướng dẫn triển khai chiến lược SEO B2B hiệu quả cho doanh nghiệp

8. Hợp tác với các thương hiệu khác

Việc hợp tác với những thương hiệu khác không chỉ giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng mục tiêu (Target audience) mà còn tạo dựng và củng cố lòng tin của khách hàng với cả hai thương hiệu. Nếu khách hàng đang yêu thích và tin tưởng vào thương hiệu X, khi thương hiệu X hợp tác với thương hiệu Y thì khả năng cao thương hiệu Y cũng sẽ nhận được sự quan tâm từ những khách hàng này. 

Sự hợp tác giúp cả 2 thương hiệu nâng cao mức độ nhận diện
Sự kết hợp của Gojek và Momo đã giúp 2 thương hiệu này tăng độ nhận diện một cách nhanh chóng

Ví dụ: Sự kiện ví điện tử Momo trở thành đối tác thanh toán của Gojek nhằm tăng tốc trong cuộc chiến giành thị phần năm 2022. Sự kết hợp này được ví như một chuyện tình đáng yêu giữa Momo và Gojek, giúp gia tăng mức độ nhận diện của Momo với những người sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ cũng như nâng cao độ nhận diện của Gojek với những người ưa chuộng hình thức thanh toán online.

Xem thêm: 10 công cụ check traffic website mình và đối thủ Miễn phí chỉ 1 Click

9. Hợp tác với người nổi tiếng, KOL/KOC

Influencer là những người có sức ảnh hưởng, sở hữu cộng đồng theo dõi phù hợp với khách hàng mục tiêu. Influencer Marketing giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng thông qua KOLs/KOCs có sự tin tưởng cao. Quan trọng không phải số lượng người theo dõi mà là mức độ tương tác và uy tín. Khi hợp tác, họ sẽ quảng bá thương hiệu một cách tự nhiên, thuyết phục khách hàng tiềm năng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ.

10. Cung cấp/tài trợ tài nguyên miễn phí

Cung cấp các nguồn tài liệu miễn phí hoặc tài khoản dùng thử là cách hiệu quả để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Việc này tạo ra ấn tượng sâu sắc và tăng độ nhận diện thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến khác nhau. Ngoài ra, tài trợ cho các sự kiện mà khách hàng mục tiêu yêu thích và có khả năng tham gia cũng giúp thương hiệu được nhiều người biết đến.

Xem thêm: Top 22 Công ty dịch vụ SEO TPHCM uy tín & chuyên nghiệp

11. Infographic 

Hiện nay, infographics đã trở thành xu hướng content quảng cáo mới nhờ khả năng chứa đựng nhiều thông tin nhưng lại dễ đọc và chia sẻ. Thay vì phải xem dữ liệu một cách khô khan, infographics giúp người đọc nắm bắt và hiểu rõ kiến thức, thông tin thông qua ký hiệu, bản đồ hoặc các biểu tượng sinh động, bắt mắt.

Xem thêm: Dịch vụ SEO thông minh – Giải pháp tối ưu cho website của bạn

11. Sử dụng chiến lược ưu đãi, khuyến mãi, tặng quà

Các chiến lược này mang đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu. Có thể tham khảo một số chiến lược sau:

  • Ưu đãi & khuyến mãi – Cung cấp chương trình giảm giá, ưu đãi độc quyền cho khách hàng thân thiết hoặc những người đã mua sản phẩm. Điều này không chỉ tạo sự gắn kết mà còn thúc đẩy họ quay lại.
  • Tặng quà – Những món quà nhỏ như ly, nón, áo in logo giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu mỗi khi sử dụng. Đây cũng là cách quảng bá hiệu quả với chi phí thấp.
  • Thẻ thành viên & chương trình khách hàng thân thiết – Xây dựng hệ thống tích điểm, ưu đãi đặc biệt để gia tăng sự trung thành của khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy được trân trọng, họ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với thương hiệu.

Xem thêm: 7 cách tìm kiếm bằng hình ảnh trên Google và Phần mềm tốt nhất

13. Tiếp thị truyền miệng

Tiếp thị truyền miệng, hay “word-of-mouth marketing” là phương pháp tận dụng đánh giá, chia sẻ và giới thiệu từ khách hàng thay vì quảng cáo truyền thống. Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ chủ động giới thiệu thương hiệu đến bạn bè, gia đình, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu một cách tự nhiên.

Doanh nghiệp có thể thúc đẩy tiếp thị truyền miệng bằng cách:

  • Chương trình giới thiệu – Tặng ưu đãi cho khách hàng khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
  • Khuyến mãi đặc biệt – Tạo ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm.
  • Trải nghiệm đáng nhớ – Cung cấp dịch vụ xuất sắc để khách hàng tự nguyện quảng bá thương hiệu.

Một khi thương hiệu được lan truyền tích cực, mức độ nhận diện và sự tin tưởng từ khách hàng sẽ gia tăng đáng kể.

Xem thêm: Brand guideline là gì? Mẫu brand guideline của các thương hiệu nổi tiếng

Bí quyết tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

1. Truyền đạt rõ lợi ích để tăng nhận diện thương hiệu

Khách hàng mua giải pháp cho vấn đề của họ, không chỉ đơn thuần là sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy, thay vì tập trung vào tính năng, hãy nhấn mạnh lợi ích thực tế mà họ nhận được.

Để làm điều này hiệu quả, doanh nghiệp nên:

  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh thuật ngữ phức tạp.
  • Làm nổi bật điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh để tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
  • Kể câu chuyện về trải nghiệm thực tế để giúp khách hàng dễ hình dung và kết nối với thương hiệu.

Truyền tải thông điệp rõ ràng sẽ giúp thương hiệu tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và tăng độ nhận diện một cách bền vững.

2. Tối giản hóa thương hiệu và thông điệp

Trong một thế giới tràn ngập thông tin, sự đơn giản giúp thương hiệu dễ ghi nhớ hơn. Hãy tối giản nhận diện thương hiệu bằng:

  • Logo dễ nhận biết, màu sắc đặc trưng, khẩu hiệu ngắn gọn.
  • Thông điệp rõ ràng, tập trung vào giá trị cốt lõi và lợi ích chính.
  • Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, tránh thuật ngữ chuyên ngành khó tiếp cận.

Một thương hiệu đơn giản nhưng nhất quán sẽ dễ dàng ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, giúp tăng độ nhận diện hiệu quả.

Xem thêm: Market Size là gì? Cách tính và xác định quy mô thị trường

3. Nhân cách hóa cho thương hiệu

Nhân cách hóa giúp thương hiệu trở nên gần gũi, thân thiện và dễ ghi nhớ hơn. Hãy coi thương hiệu như một con người với cá tính, giá trị và phong cách riêng biệt.

Bạn có thể làm điều này bằng cách:

  • Xây dựng giọng điệu truyền thông nhất quán – vui vẻ, chuyên nghiệp hay chân thành.
  • Tương tác tự nhiên với khách hàng, tạo cảm giác thân thiện thay vì chỉ quảng bá.
  • Sử dụng linh vật thương hiệu để làm nổi bật cá tính và tăng sự ghi nhớ.

Một thương hiệu có “tính cách” rõ ràng sẽ tạo sự tin cậy, thiện cảm và giúp tăng độ nhận diện hiệu quả.

Xem thêm: Cách SEO Google Map lên TOP nhanh chóng hiệu quả từ A-Z

4. Kể câu chuyện thương hiệu

Kể chuyện là một trong những cách hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý và gây dựng cảm xúc. Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về con người thật của bạn, tạo ra sự kết nối sâu sắc và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Đừng quên sử dụng hình ảnh, video và các phương tiện trực quan khác để làm cho câu chuyện của bạn trở nên sinh động và đáng nhớ hơn.

 5. Chú trọng Content Marketing

Content marketing giúp thương hiệu thu hút khách hàng tiềm năng, xây dựng uy tín và tạo mối quan hệ bền chặt. Để hiệu quả, nội dung cần:

  • Giải quyết vấn đề, cung cấp kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm.
  • Mang lại giá trị thực tế, giúp khách hàng cảm thấy hữu ích khi tiếp cận thương hiệu.
  • Khẳng định vị thế chuyên gia, gia tăng niềm tin và sự gắn kết.

Một chiến lược content marketing tốt không chỉ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn thúc đẩy sự phát triển lâu dài.

Xem thêm: Brand Marketing là gì? Công việc Brand Marketing làm như thế nào?

Đầu tư vào việc tăng độ nhận diện thương hiệu sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Việc này giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng, tạo nên sự gắn kết với họ cũng như nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho việc gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu của bạn.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

  1. Tăng độ nhận diện thương hiệu là gì?

    Tăng độ nhận diện thương hiệu (brand awareness) là việc giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu thông qua các yếu tố như logo, màu sắc, thông điệp và chiến lược marketing.

  2. Bộ nhận diện thương hiệu gồm những yếu tố gì?

    Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
    Tên thương hiệu: Dễ nhớ, dễ nhận diện.
    – Logo: Biểu tượng đặc trưng giúp khách hàng nhận biết.
    Màu sắc, font chữ: Tạo dấu ấn thị giác nhất quán.
    Slogan, thông điệp: Truyền tải giá trị thương hiệu.
    Hình ảnh, bao bì: Thể hiện phong cách thương hiệu.

  3. Xây dựng thương hiệu số là gì?

    Xây dựng thương hiệu số (digital branding) là quá trình tạo dựng và phát triển thương hiệu trên nền tảng trực tuyến, bao gồm website, mạng xã hội, SEO, email marketing và quảng cáo số.

  4. Có bao nhiêu mức độ nhận biết thương hiệu?

    Có 4 mức độ nhận biết thương hiệu:
    – Không nhận biết: Khách hàng chưa biết đến thương hiệu.
    – Nhận biết thụ động: Nhận ra khi thấy nhưng chưa nhớ rõ.
    – Nhận biết chủ động: Nhớ ngay khi nhắc đến ngành hàng.
    – Top-of-mind: Thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng.

  5. Làm thế nào để tăng độ nhận diện thương hiệu?

    Các bước để tăng độ nhận diện thương hiệu:
    – Tối ưu SEO
    – Quảng cáo đa kênh
    – Sử dụng mạng xã hội
    – Content marketing
    – Hợp tác KOLs/KOCs
    – Tổ chức sự kiện, tài trợ

Xem thêm:

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat